CÁCH LỰA CHỌN MÁY ẢNH CHO NGƯỜI MỚI
Khi bạn quyết định mua một chiếc máy ảnh mới sẽ có rất nhiều sự đắn đo giữa các thương hiệu máy ảnh, cấu trúc máy ảnh, mức giá máy ảnh, cảm biến máy ảnh và vân vân. Thông qua bài blog dưới đây, anh thợ ảnh Minh sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc khi chúng ta mua một chiếc máy ảnh mới nhé.
Máy ảnh được chia làm 3 dòng chính:
Thứ nhất là dòng máy ảnh Film, Máy ảnh film hay được còn được gọi với cái tên khác là máy ảnh cơ. Đây là một trong những mẫu máy ảnh có từ rất lâu rồi. Chiếc máy hoạt động nhờ những cuộn film và không liên quan gì đến điện.
Với những chiếc máy ảnh film điều quan trọng nhất để tạo nên một bức ảnh đẹp chính là nguồn ánh sáng. Tuy nhiên việc này cũng còn phải phụ thuộc thêm vào cuộn phim phù hợp thì bạn mới có một tấm hình ưng ý.
Những chiếc máy ảnh film đều có đặc trưng là đẹp và rẻ so với những dòng máy mới hơn, nó sẽ có mức giá giao động từ 2.000.000 đ đến 6.000.000 đ dành cho những bạn đang học về nhiếp ảnh và có niềm đam mê với chất màu film.
Cấu tạo của máy ảnh DSLR
Cấu tạo chính của máy ảnh DSLR gồm các phần sau:
1. Hệ thấu kính (ống kính).
2. Gương phản xạ (gương lật).
3. Cửa sập mặt phẳng lấy nét (màn trập).
4. Sensor (cảm biến).
5. Màn hình tập trung.
6. Thấu kính hội tụ.
7. Hệ thống gương ngũ giác.
8. Ống ngắm trực tiếp.
3. Cơ chế hoạt động của máy ảnh DSLR
Khi bạn nhìn vào lỗ ngắm (số 8) hình ảnh bạn thấy chính là hình ảnh trên ảnh sau khi bạn chụp, không có độ trễ như các loại máy ảnh khác vì cảm biến phải chuyển nội dung hiển thị sang màn hình kỹ thuật số riêng biệt trên máy ảnh.
Hình ảnh mà bạn sẽ chụp sẽ đi vào máy ảnh thông qua dạng ánh sáng và đi tới vị trí gương lật (số 2) rồi tụ lại trên buồng máy ảnh sau đó đi đến hệ thống gương ngũ giác (số 7). Hệ thống này chuyển đổi hướng đi của ánh sáng để chúng đi xuyên qua bộ phận khung ngắm (số 8).
Khi bạn chụp một bức ảnh gương lật sẽ đưa lên trên để cho ánh sáng đi xuyên qua nó. Sau đó màn trập (số 3) sẽ mở ra, ánh sáng đi đến vị trí số 4 (cảm biến).
Màn trập sẽ tiếp tục mở cho đến khi cảm biến ghi lại được đầy đủ hình ảnh rồi đóng lại và gương lật trở về vị trí ban đầu để tiếp tục đưa ánh sáng lên phần khung ngắm.
Sau đó trong máy ảnh xảy ra một loạt quá trình phức tạp, bộ xử lí của máy ảnh lấy thông tin từ cảm biến sau đó chuyển sang định dạng phù hợp rồi ghi lại trên thẻ nhớ. Cả quá trình này xảy ra trong một thời gian rất ngắn, một số máy ảnh DSLR chuyên nghiệp có thể thực hiện quá trình này 11 lần/giây.
Mức giá của máy ảnh DSLR giao động từ 2.000.000 đ đến 20.000.000 đ. Đây là một mức giá phải chăng cho những người đang trong giai đoạn học tập và thực hành nhiếp ảnh
Và cuối cùng chính là dòng máy Mirrorless Camera, Máy ảnh Mirrorless là loại máy ảnh kỹ thuật số không gương lật, ra đời dựa trên cơ chế loại bỏ gương phản xạ hình ảnh lên trên kính ngắm - một thành phần quan trọng của máy ảnh DSLR.
Do không có gương lật mà thay vào đó cảm biến hình ảnh tiếp xúc trực tiếp với toàn bộ ánh sáng sẽ giúp bạn xem trước những hình ảnh thực trên màn hình LCD nằm phía sau hoặc trên ống ngắm điện tử EVF (Electric Viewfinder).
Ngoài ra, thuật ngữ Mirrorless thường được sử dụng để mô tả các máy ảnh ống kính hoán đổi kỹ thuật số ILC (có thể thay đổi ống kính) có kính ngắm điện tử hoặc đơn giản là không có ống ngắm EVF.
Những dòng máy ảnh Mirrorless sẽ có mức giá đắt hơn do được trang bị những công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao trải nghiệm cũng như chất lượng hình ảnh. Mức giá sẽ giao động từ 15.000.000 đ đến 50.000.000 đ
Cảm biến máy ảnh:
Cảm biến máy ảnh là phần phụ kiện quan trọng và có giá trị đắt nhất trong một chiếc máy ảnh, chi phí để sản xuất được cảm biến máy ảnh đôi khi chiếm 1/3 giá trị camera. Cảm biến sẽ quyết định rất nhiều điều về những chức năng của máy ảnh như:
- Khả năng chụp thiếu sáng
- Độ phân giải
- Kích cỡ ảnh
- Dải nhạy sáng
- Độ sâu trường ảnh
- Ống kính
- Kích thước máy ảnh
- ...
Cảm biến máy ảnh có hình dạng như một tấm silicon trong đó chứa các tế bào quang điện, bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm thu nhận ánh sáng và chuyển đổi những gì mắt người nhìn thấy qua kính ngắm hoặc màn hình LCD sang hình ảnh.
Có rất nhiều loại cảm biến máy ảnh nhưng 2 loại cảm biến phổ biến nhất chính là cảm biến Crop và cảm biến fullframe
Cảm biến Crop (APS-C): Cảm biến APS-C có kích thước khoảng 23.6mm x 15.8mm. Đa số các mẫu máy ảnh DSLR thuộc phân khúc "entry level - dành cho người mới" của các thương hiệu lớn Canon, Nikon, Pentax và Sony đều sử dụng cảm biến APS-C, nhưng không phải cảm biến APS-C nào cũng giống nhau.
Cảm biến Fullframe: Cảm biến với kích thước 36mm x 24mm được gọi là full frame bởi nó gần giống với khung của phim 35mm tiêu chuẩn. Kích thước của cảm biến full frame lớn gần gấp đôi so với cảm biến APS-C, nhờ đó mà những gì bạn nhìn thấy qua khung ngắm cũng sẽ là những gì bạn chụp bởi hình ảnh không bị cắt. Cảm biến Fullframe thường sẽ có mức giá đắt hơn so với dòng APS-C nên thường sẽ dành cho những người làm nghề và những người theo đuổi một chất lượng hình ảnh cao nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét