CÁCH SỬ DỤNG MÁY ẢNH NHƯ MỘT DÂN CHUYÊN
Bạn đang sở hữu một chiếc máy ảnh nhưng lại không biết sử dụng nó như thế nào? Hoặc những bức hình bạn chụp đều thiếu sáng hoặc thiếu sự sáng tạo? Trong bài blog này bạn sẽ biết được tất cả những thủ thuật mà mọi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều sử dụng.
Nhiếp ảnh căn bản:
Có 3 thông số vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh đó chỉnh là:
Thứ nhất là tốc độ màn trập. Trước tiên, hãy tìm hiểu khái niệm về màn trập. Màn trập hay còn gọi là cửa trập, là lớp màn hình bằng kim loại được đặt trước cảm biến. Nó là bộ phận rất quan trọng của máy ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.
Trong những máy ảnh Mirrorless thì màn trập luôn luôn mở cho đến khi nào bạn bấm nút chụp. Còn đối với những chiếc máy ảnh DSLR thì bạn sẽ khó thấy màn trập hơn do cảm biến của máy ảnh nằm phía trên gương lật.
Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra để cho ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Nó mô tả tốc độ nhanh hay chậm của màn trập khi mở ra, là lượng thời gian chính xác (hay còn gọi là thời gian phơi sáng) mà máy ảnh của bạn ghi lại hình ảnh.
Tốc độ màn chập được đo bằng giây hoặc một phần của giây, thể hiện dưới dạng phân số, mẫu số càng lớn thì tốc độ càng nhanh.
Các máy ảnh DSLR hay máy ảnh Mirrorless ngày nay có thể xử lý tốc độ màn trập lên đến 1/4000 giây, thậm chí một số máy ảnh cao cấp có thể xử lý đến 1/8000 giây hoặc nhanh hơn nữa.
Tốc độ màn trập dài nhất thường được cài đặt là 1/30 giây với hầu hết mọi máy ảnh. Tất nhiên bạn có thể chỉnh tốc độ màn trập dài hơn nếu cần.
Khẩu độ là độ mở của ống kính giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến của máy ảnh.
Khẩu độ của ống kính càng lớn tức là trong một khoảng thời gian nhất định lượng ánh sáng mà cảm biến (hoặc phim) nhận được càng nhiều. Máy ảnh điều chỉnh tăng giảm khẩu độ thông qua việc đóng hoặc mở các lá khẩu.
Giá trị chữ số về chênh lệch khẩu độ được gọi là số f, các tiêu chuẩn về số f như: f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8,… Khi bạn mở khẩu thì số f sẽ giảm đi, khi khép khẩu thì số f sẽ tăng lên.
Vùng ảnh đúng nét càng nhỏ khi số f càng nhỏ, ngược lại thì khi số f lớn, vùng ảnh đúng nét càng lớn hơn. Số f lớn dẫn đến ảnh sắc nét đến tận hậu cảnh cho bức ảnh của bạn.
Còn trường hợp hợp khi chúng ta chân bức hình nét nhất có thể, thì khi đó chúng ta sẽ khép khẩu lại để bức hình được nét hoàn toàn. Những dạng nhiếp ảnh phổ biến cần được khép khẩu như chụp kiến trúc, chụp thiên nhiên,...
Và cuối cùng là Ánh sáng ảo (ISO), Iso là ánh sáng ảo mà cảm biến máy ảnh tạo ra để bù lại vào những điều kiện thiếu sáng, nhưng nếu chúng ta bù sáng bằng việc dùng ISO quá nhiều thì sẽ xảy ra hiện tưởng bức hình của chúng ta bị hạt và màu của bức hình sẽ nhìn không được trung thực
Nhận xét
Đăng nhận xét